Posts

Đến Quảng Bình mà không thử 8 đặc sản này đảm bảo bạn sẽ tiếc "đứt ruột"

Image
Quảng Bình thu hút khách không chỉ có bãi biển đẹp, hang động kỳ bí mà món ăn nơi đây cũng hấp dẫn không kém. Bánh khoái Đồng Hới Thoạt trông nó khá tương đồng với bánh xèo miền Nam. Miếng bánh vàng rộm ngập tràn nhân tôm thịt, vỏ bánh to, giòn cách chế biến cũng cầu kỳ. Nước chấm đi kèm cũng phải thật đậm đà thì bánh mới ngon. Bánh khoái ngon có thể tìm dọc vỉa hè hoặc trong các khu chợ. Rượu cần người Ma Coong Rượu cần được làm từ ngô, nếp, gạo, sắn, sau khi nấu chín sẽ được lên men truyền thống. Đặc biệt khi làm men rượu, người Ma Coong phải kiêng kỵ một số điều thì mới cho ra những mẻ rượu ngon. Chẳng hạn như phải chọn nguyên liệu đúng với hướng ánh sáng mặt trời hay người làm men không được phép sát sinh. Sau 1 tuần ủ men là có thể dùng được rượu, rượu càng để lâu càng ngon. Bánh bèo tôm cháy Thật là thiếu xót nếu đến  Quảng Bình  mà lại không ăn món này. Món này cực kỳ ngon lại không hề kén người ăn. Những chén bánh bèo tròn tăm tắp, trắng mịn điểm

Đặc sản cá bống sông Trà kho tiêu của người Quảng Ngãi

Image
Cá bống tự nhiên kết hợp cùng tiêu và các loại gia vị tạo thành món ăn thơm ngon, làm say lòng nhiều thực khách. Sông Trà Khúc quanh co uốn lượn, chảy qua mảnh đất Quảng Ngãi nắng gió đã ban tặng cho con người nơi đây một sản vật tự nhiên, nức danh từ lâu là cá bống. Những con cá bống không lớn hơn ngón tay người quyện trong vị tiêu cay nồng, mùi thơm đượm đà của nước mắm khiến khách phương xa lưu luyến mỗi lần thưởng thức cá bống sông Trà kho tiêu. Người Quảng Ngãi cũng không biết cá bống có mặt ở sông Trà từ bao nhưng cứ đến tháng 1 đến tháng 8 Âm lịch hàng năm, những đàn cá bống lại ngược dòng từ cửa sông về thượng nguồn. Đây cũng là mùa đánh bắt chính của người dân. Người dân đánh bắt bằng lưới hoặc thả ống. Trên lưới có gắn các vỏ ốc, vỏ sò lớn để lưới chìm được. Thời gian kéo lưới từ 6 giờ sáng tới buổi trưa. Theo kinh nghiệm của người dân ven sông Trà, sau Tết, cá bống thường nhỏ, đến tháng 4-5 mới cho thịt thơm và ngon nhất Theo màu sắc, người ta chia ra làm nhiều l

Những đặc sản miền Trung làm quà cực hấp dẫn

Image
Đến với mảnh đất miền Trung nghĩa tình bạn sẽ mua những đặc sản miền Trung nào làm quà thì ý nghĩa. Đặc sản Vina sẽ gợi ý cho bạn những món đặc sản làm quà hấp dẫn. Hãy cùng theo dõi nhé! Kẹo Cu đơ Kẹo Cu đơ là một món đặc sản nổi tiếng của Nghệ An. Mảnh đất Nghệ An “tiếp đãi” du khách với nhiều loại hình du lịch từ vui chơi nghỉ dưỡng với bãi biển. Bên cạnh đó có du khách còn có thể khám phá rừng xanh, thăm di tích lịch sử tâm linh như đền Chuông, thăm quê Bác… Nếu có dịp về với Nghệ An, bạn sẽ được người dân địa phương chiêu đãi với món ăn đơn sơ, giản dị. Đó chính là một cốc chè xanh với vài miếng kẹo cu đơ. Kẹo này với vị ngọt nguyên chất của mật mía, thêm vị cay cay của gừng. Không chỉ thể mà còn kết hợp vị thơm của lạc với hương thơm giòn của bánh tráng vừng. Đấy chính là nét riêng để tạo nên món đặc sản này. Vậy nên, nếu đã đến Nghệ An thì bạn đừng quên mua món kẹo này để làm quà nhé. Ngồi nhâm nhi ly trà chiều và cắn miếng kẹo thì còn gì bằng. Trà cung đình

Ghé thăm nghề làm nước mắm Phan Thiết

Image
Trên mâm cơm của các gia đình người Việt hay trong các nhà hàng, quán ăn ở Việt nam bao giờ cũng có chén nước mắm. Đã có thương hiệu nước mắm nổi tiếng như: nước mắm Phan Thiết, nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc. Nếu ai đã một lần đến Bình Thuận, không thể không nhớ hương vị mặn nồng, thơm tho của nước mắm Phan Thiết. Nghề làm nước mắm có từ xa xưa, thành một nghề truyền thống của Bình Thuận. Nói đến nước mắm Bình Thuận, không những người trong nước mà cả nước ngoài cũng biết hương vị đặc biệt thơm ngon đậm đà của nó trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nhờ kỹ nghệ làm nước mắm phát đạt mà đời sống ngư dân Bình Thuận no đủ. Một nghề không cần có máy móc gì nhưng đòi hỏi phải nhiều kinh nghiệm mới sản xuất được nước mắm thơm ngon. Nguyên liệu để làm nước mắm là những con cá cơm, cá nục nhỏ nhắn, tươi nguyên, những người làm nước mắm đã ủ mắm trong lu khạp và đem phơi ngoài trời. Có lẽ nhờ cái nắng gió của xứ này đã mang lại hương vị thơm ngon đậm đà của nước mắm Phan Thiết nổi danh

Thương thầm bánh ít lá gai

Image
Muốn ăn bánh ít lá gai  Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.  Nếu ai có dịp dự đám cúng, giỗ ở Phú Yên (Bình Định), khi ra về thế cũng được nhận một gói quà mang về là chiếc bánh ít lá gai. Nguyên liệu để làm bánh ít lá gai rất rẻ và dễ kiếm: lá gai, bột nếp, dầu phụng, dừa, và đậu xanh, nhưng để làm được một chiếc bánh ngon đòi hỏi phải qua nhiều công đoạn với người làm bánh thật khéo léo. Lá gai là lá của loại cây một mặt xanh, một mặt trắng bạc, hơi thô nhám. Chọn lá mướt, không bị sâu, đem rửa sạch, luộc chín, để ráo nước rồi giã cho thật nhuyễn, mịn như bột. Những chiếc lá gai, nguyên liệu quan trọng để làm nên bánh ít thơm ngon.  Nếp vo sạch, ngâm khoảng 3 - 4h rồi đem xay. Sau đó đăng bột bằng cách cho bột nếp vào trong một chiếc túi vải, buộc chặt lại treo lên hoặc dùng một phiến đá đè lên bên trên để nước bên trong thoát ra ngoài, chỉ còn lại phần bột nếp. Cho bột nếp, lá gai đã giã nhuyễn và đường đã thắng dẻo vào cối, tiếp tục quết mạnh cho hỗn hợp b

Giới thiệu hành tỏi Lý Sơn

Image
Với mảnh chữ S cong cong chiều dài hơn 3000 km bám biển, nước ta nổi tiếng với những bãi cát dài lượn theo sóng, những ghềnh đá nhấp nhô, những đảo gần xa nước trong vắt. Ai yêu mến biển hẳn biết tới Lý Sơn. Mảnh đất quê hương ta giữa lòng biển đẹp như mộng như mơ. Là làn nước biếc, trời cao, là rặng dừa nghiêng nghiêng đón gió. Và có cả những đồng hành tỏi nhuốm nắng, nhuốm mưa, nhuốm mồ hôi của người dân lao động. Suốt 6 tháng trời đó, người dân đổ biết bao mồ hôi trên khắp cánh đồng. Mênh mang bến bờ Lý Sơn là biển, là nước mặn nhưng hành tỏi kia thì cần tới nước ngọt để sống. Ngày nào cũng như ngày nào, hai lần tưới nước sáng, chiều để trung hòa độ mặn của biển. Việc này đòi hỏi sự chăm chút, cẩn thận bởi nếu lỡ quên một buổi thì cây sẽ nhiễm mặn mà chết. Bao công sức đều xuống sông xuống biển cả. Đồng tỏi, đồng hành Lý Sơn cũng chẳng khác nào những ruông bậc thang miền Bắc. Vạt đồi, xếm tầng qua bao nhiêu thế hệ người mới nên quả ngọt ngày hôm nay. Lý Sơn cũng đổi biết

Đặc sản miền Trung

Image
Mảnh đất Miền Trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác, chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời đó thành những món ăn mang những hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên. Không đa dạng như lối ẩm thực Bắc, cũng không được phồn thực như lối ẩm thực phía Nam, ẩm thực Miền Trung có một chiều sâu riêng, mang đậm nét bản sắc của một vùng đất thanh lịch, nhẹ nhàng. Như chúng ta đã biết, văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình càm. khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia…Nó chi phối không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của cộng đồng. Do đó, ẩm thực của cư dân miền Trung rất phong phú, mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng, mang đậm bản sắc phong phú và hương vị của từng nơi.